Đội hình 4-2-3-1 là gì? Cách vận hành sơ đồ 4-2-3-1

Trương Tố Như
242 lượt xem

Có thể nhiều người xem bóng đá lâu năm cũng không biết được rằng đội hình 4-2-3-1 là một trong những đội hình cơ bản và được sử dụng nhiều nhất trong bóng đá. Đã có rất nhiều đội bóng lớn trên thế giới sử dụng thành công đội hình 4-2-3-1 và đem về những thành tích to lớn. Vậy đội hình 4-2-3-1 là gì? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về sơ đồ này.

Phân tích cơ bản đội hình 4-2-3-1

Phân tích cơ bản đội hình 4-2-3-1

Đội hình 4-2-3-1 bắt nguồn từ đâu

Nhiều người sẽ nghĩ rằng đội hình 4-2-3-1 bắt nguồn vào thời gian gần đây, để khắc chế lại đội hình 4-4-2 đã quá nổi tiếng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia bóng đá thì đội hình 4-2-3-1 đã xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ trước. Chính sơ đồ 4-2-3-1 này đã sinh ra thêm một khái niệm vị trí mới đó là vị trí tiên phong số 10. Một trong những người chơi vị trí này đầu tiên và thành công nhất chính là huyền thoại của Argentina – Diego Maradona.

Tham khảo thêm: Đội hình 4-5-1 nên sử dụng khi nào?

4-2-3-1 khởi nguồn từ đâu

4-2-3-1 khởi nguồn từ đâu

Đội hình này có cách tấn công tương đối khác so với 4-4-2 chủ yếu đánh về hai cánh. Các đội bóng chơi 4-2-3-1 có khả năng đánh trung lộ tốt hơn rất nhiều với một đội hình có hình dạng không khác gì một mũi khoan. Không những thế, đội hình 4-2-3-1 cũng giảm áp lực phòng ngự cho khu trung tuyến khi sử dụng hai tiền vệ phòng ngự lùi sâu. Chiều sâu của đội hình vì thế cũng được xếp dày đặc hơn rất nhiều.

Theo như lịch sử bóng đá ghi nhận, thầy của Pep Guardiola – HLV Juanma Lillo chính là người đầu tiên áp dụng đội hình 4-2-3-1 trong thi đấu. Thời gian đó ông đã dẫn dắt câu lạc bộ Cultural Y Deportiva Leonesa và để lại nhiều ấn tượng. Đây là một lối đá vô cùng hiện đại khi các cầu thủ phải di chuyển nhiều để pressing ở tốc độ cao. Có thể nói, HLV Juanma Lillo sử dụng 4-2-3-1 khi đó là đi trước thời đại.

Bạn đang xem bài: Đội hình 4-2-3-1 là gì? Cách vận hành sơ đồ 4-2-3-1

Kể từ khi đội hình 4-2-3-1 của Juanma Lillo thành công thì cũng đã có nhiều đội bóng nghiên cứu và sử dụng lại đội hình này. Điều này giúp cho 4-2-3-1 ngày càng trở lên phổ biến trong giới bóng đá. Tuyển Pháp ở Euro 2000 cũng là một đội sớm áp dụng 4-2-3-1 và thành công rực rỡ. Sau này, 4-2-3-1 dần trở thành một trong những cách sắp xếp đội hình cơ bản trong bóng đá, được đưa vào sách giáo khoa của các huấn luyện viên.

Chiến thuật đội hình 4-2-3-1 như thế nào

Anh em nghe qua về đội hình 4-2-3-1 cũng có thể hiểu đội hình này gồm có 4 hậu vệ, 2 tiền vệ phòng ngự, 3 tiền vệ hỗ trợ tấn công và 1 tiền đạo cắm. Ngoài cách sắp xếp này thì đội hình 4-2-3-1 còn có nhiều biến thể khác, khiến cho chiến thuật đội hình 4-2-3-1 cũng là vô cùng biến ảo. Tùy thuộc vào tình thế trận đấu mà huấn luyện viên có thể yêu cầu của mình lùi sâu hay dâng cao, vẫn có thể phục vụ mục đích đội bóng.

Nửa trên đội hình 4-2-3-1

Nửa trên đội hình 4-2-3-1

Khi đội nhà lên bóng, các tiền vệ công sẽ có xu hướng dâng cao về phía cầu môn của đội bạn. Khi đó, 2 trung vệ sẽ có khoảng trống để kéo bóng lên trên. Điều này có thể giúp đội bóng sử dụng được phần nào 2 trung vệ trong công cuộc lên bóng, khác với đội hình 4-4-2 thì trung vệ gần như không tham gia.

Nếu như đội nhà bị tấn công thì đội hình 4-2-3-1 cũng dễ dàng có thể xoay chuyển thành đội hình 4-5-1 để tạo ra hai tầng phòng ngự trước gôn của đội nhà. Đây là chiến thuật đã giúp cho nhiều đội bóng yếu hơn gây ra khó khăn cho kèo trên của mình.

Đội hình 4-2-3-1 có hoàn hảo không?

Đương nhiên, không có đội hình nào trong bóng đá là hoàn hảo 100%. Tùy thuộc vào con người và chiến thuật của đội bóng mà huấn luyện viên cần tìm ra một đội hình phù hợp. Tuy nhiên, nhìn chung thì 4-2-3-1 là một đội hình khá linh hoạt và có thể phù hợp với nhiều đội bóng đá ở trên thế giới.

Sơ đồ 4-2-3-1 của tuyển Pháp

Sơ đồ 4-2-3-1 của tuyển Pháp

Ưu điểm của 4-2-3-1

Ưu điểm của đội hình 4-2-3-1 đó là sở hữu một tuyến giữa vô cùng mạnh mẽ, vững chắc. Với 2 tiền vệ phòng ngự lùi sâu và 3 tiền vệ công thì tổng cộng tuyến giữa của đội hình này có đến 5 người được chia thành nhiều lớp. Nhờ vậy nên đội bạn nếu muốn đột phá trung lộ chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Cầu thù trong đội hình 4-2-3-1 được dàn trải khá đều trên sân. Với việc cắt một tiền đạo xuống làm tiền vệ công thì các đội bóng sử dụng đội hình này sẽ luôn gặp lợi thế về người trong những cuộc tranh chấp. Không những thế, về mặt tấn công thì đội hình 4-2-3-1 cũng có thể tấn công với nhiều kịch bản hơn, không phải phụ thuộc vào một cá nhân hay một bài tạt cánh.

Sức ép là điều luôn có được khi sử dụng đội hình 4-2-3-1 trong trận đấu. Dù chỉ cắm một tiền đạo ở trên nhưng nếu anh ta có đủ tốc độ và thể lực thì sẽ luôn đặt khung thành bên kia vào một trạng thái nguy hiểm. 5 cầu thủ tiền vệ đều có khả năng đưa ra những đường chuyền sáng tạo giúp tiền đạo bứt tốc và đối mặt thủ môn. Cầu thủ tiền đạo có khoảng không di chuyển lớn nên đối thủ cũng khó có thể áp dụng 1 kèm 1 đối với tiền đạo này.

Đội hình 4-2-3-1 cũng là một trong những đội hình có khả năng chuyển trạng thái vô cùng nhanh. Các cầu thủ có thể chuyển trạng thái từ tấn công sang phòng ngự hay ngược lại chỉ trong vòng 1 nốt nhạc. Trong một trận đấu dài và đọ thể lực, đội hình 4-2-3-1 luôn là đội hình có thể gây bất ngờ vào những giây phút quyết định.

Bạn đã biết: Đội hình 4-4-1-1 là gì? Hướng dẫn khắc chế sơ đồ 4-4-1-1

Hạn chế của đội hình 4-2-3-1

Dù đem lại nhiều ưu điểm nhưng đội hình 4-2-3-1 cũng có không ít những hạn chế. Một trong những vấn đề lớn nhất mà đội hình 4-2-3-1 mang lại đó là thể lực. Dù bên phía trung lộ được bố trí nhiều người hơn nhưng lúc này thì 3 tiền vệ công sẽ phải đảm nhận cả nhiệm vụ tấn công lẫn hỗ trợ pressing. Điều này có nghĩa là 3 tiền vệ này sẽ phải bứt tốc rất nhiều và thể lực vì thế cũng không được đảm bảo. Nếu gặp đội thoát pressing hay thì 3 tiền vệ công khó trụ được tới cuối trận.

Ngoài 3 tiền vệ công thì hai hậu vệ biên trong đội hình 4-2-3-1 cũng sẽ gặp phải áp lực vô cùng lớn. Vì đội hình này tập trung vào trung lộ nên khoảng trống ở cánh sẽ là lớn hơn. Nhờ đó nên đối thủ có thể thực hiện những pha chồng biên để khoét vào khoảng trống này. Cầu thủ hậu vệ cánh sẽ liên tiếp phải chống đỡ lại những pha tấn công kiểu như vậy của đối thủ. Trên thực tế, chiến thuật tạt cánh đánh đầu được áp dụng rất nhiều mỗi khi đối đầu với một đội sử dụng đội hình này.

Nếu như đối thủ dâng cao thì khả năng uy hiếp của tiền đạo cắm sẽ bị giảm đi rất nhiều. Đương nhiên, điều này cũng sẽ đem đến nhiều sự rủi ro cho đối thủ, tuy nhiên nếu như đây là thời gian cuối trận thì các cầu thủ đội nhà cũng khó có thể bứt tốc để tận dụng khoảng trống. Dù có bóng thì đội hình 4-2-3-1 cũng khó thực hiện phản công nhanh trong trường hợp này.

Vừa rồi là bài viết phân tích khá rõ ràng về đội hình 4-2-3-1 cho những anh em quan tâm. Nếu bạn là một người chơi cá độ bóng đá thì nên học cách đọc tât cả những sơ đồ chiến thuật hay của huấn luyện viên để áp dụng vào soi kèo. Người chơi có thể tìm đọc được nhiều những bài viết hướng dẫn như thế này hơn tại nhà cái kubet, một nhà cái rất nổi tiếng trong cá độ bóng đá.


Nguồn: https://kubetco.net/

Bản quyền thuộc về Nhà Cái Kubet
Vui lòng không copy khi chưa có sự đồng ý của tác giả

Trương Tố Như
Bắt đầu tiếp xúc với cá trò chơi cá cược từ năm 18 tuổi, cho đến nay tôi đã tích lũy được rất nhiều kiến thức về lĩnh vực cá cược online trực tuyến như thể thao, casino live, lô đề, nổ hũ...Nhận thấy thị trường cần một nơi cập nhật những kiến thức chuyên sâu và thông tin chính xác của thị trường cá cược, nên tôi đã làm tác giả chính thức cho nhà cái uy tín Kubet - Kubet11.Asia.Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẽ tới anh em sẽ giúp anh em đúc kết thêm được nhiều kinh nghiệm.
PlayStation Ubisoft Play Store Vietnam App Store BITCOIN ETHEREUM Đánh bạc Sòng bạc